Những điều bạn cần biết về ung thư tuyến tiền liệt?

October 30, 2020
Bệnh ung thư

Ung thư tuyến tiền liệt hay còn gọi là ung thư tiền liệt tuyến là một dạng của ung thư phát triển trong tuyến tiền liệt, một tuyến trong hệ sinh dục nam. Ung thư tuyến tiền liệt phát triển chậm, tuy nhiên có những trường hợp ung thư di căn. Ung thư tuyến tiền liệt có thể gây đau đớn và khó khăn trong việc đi tiểu, quan hệ tình dục gặp vấn đề, hoặc rối loạn chức năng cương dương.

Ung thư tuyến tiền liệt là gì?

  • Ung thư tuyền tiền liệt xảy ra khi những tế bào bất thường phát triển trong tuyến tiền liệt. Những tế bào bất thường này có thể tiếp tục nhân lên một cách không kiểm soát được và đôi khi lan ra ngoài tuyến tiền liệt sang những bộ phận kế cận hay xa hơn của cơ thể.
  • Ung thư tuyến tiền liệt thường là một bệnh phát triển chậm và đa số đàn ông mắc chứng ung thư tuyến tiền liệt mức nhẹ sống nhiều năm không có triệu chứng và bệnh không lan ra và không đe dọa mạng sống. Tuy nhiên bệnh mức nặng lan ra nhanh chóng và có thể gây tử vong.

Nguyên nhân ung thư tuyến tiền liệt

Hiện nay vẫn chưa xác định nguyên nhân cụ thể nào gây bệnh ung thư tuyến tiền liệt nhưng các yếu tố nguy cơ chính vẫn là:

  • Tuổi tác
  • Tiền sử gia đình
  • Di truyền
  • Chế độ ăn uống
  • Lối sống
  • Chủng tộc
  • Quan hệ tình dục bừa bãi
  • Tiền sử bệnh tật
  • Làm việc trong môi trường độc hại

Dấu hiệu, triệu chứng ung thư tuyến tiền liệt

6 dấu hiệu ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn đầu

Triệu chứng ung thư tiền liệt tuyến giai đoạn I không rõ ràng và dễ nhầm lẫn với các bệnh lý lành tính khác. Đến giai đoạn tiến triển, người bệnh mới dễ dàng nhận biết bệnh qua các triệu chứng đặc trưng:

Gặp vấn đề về đường tiểu

  • Buồn tiểu nhưng lại không đi được.
  • Đi tiểu nhưng phải dừng lại đột ngột.
  • Đau khi đi tiểu: hiện tượng này có thể là do một khối u tuyến tiền liệt ép nên niệu đạo. Tuy nhiên, triệu chứng này dễ nhầm lẫn với nhiễm trùng tuyến tiền liệt hay phì đại tuyến tiền liệt.
  • Thường xuyên tiểu đêm, rò rỉ nước tiểu không thể tự chủ.

Khó khăn trong việc duy trì cương cứng

  • Khối u tuyến tiền liệt có thể ngăn chặn tăng lưu lượng máu đến dương vật, để giúp cương cứng, hoặc nó có thể ngăn chặn sự cương cứng. Vì thế khi thấy xuất hiện triệu chứng này, nam giới nên đi khám ngay.

Máu trong tinh dịch

  • Nếu thấy tinh dịch lẫn máu màu hồng nhạt, cần đến ngay các cơ sở y tế uy tín thăm khám.

Rối loạn tiêu hóa

  • Tuyến tiền liệt nằm bên dưới bàng quang và trước trực tràng. Do đó, một khối u ở vị trí này có thể gây trở ngại cho chức năng tiêu hóa. Do vậy, nếu bạn đang bị táo bón hoặc các triệu chứng đường ruột khác không biến mất khi bạn thay đổi chế độ ăn uống thì bạn nên đi khám.

Máu trong nước tiểu

  • Dấu hiệu này ít phổ biến hơn. Lượng máu thường không nhiều, đôi khi chỉ là một vết máu hoặc màu hồng nhạt.

Thường xuyên đau ở lưng, hông, đùi trên

  • Dấu hiệu phổ biến của ung thư tuyến tiền liệt là đau âm ỉ ở lưng, xương chậu và hông.

7 triệu chứng ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn cuối

  • Đau lưng dưới, đau hông, đùi, đau hơn khi đã di căn vào xương.
  • Cơ thể thường xuyên đau nhức, mệt mỏi, ăn không ngon miệng dẫn đến tụt cân không kiểm soát.
  • Đau vùng bụng, đi tiểu khó khăn khi bị buốt hoặc rát, thâm chí không thể đi tiểu.
  • Tiểu đêm nhiều lần, nước tiểu đục và có máu
  • Cương dương bị rối loạn, khó duy trì cương dương khi giao hợp.
  • Các vấn đề về đường ruột, đặc biệt là bị táo bón nặng.
  • Có thể gãy xương khi ung thư đã di căn vào xương.

Chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt như thế nào?

Để chẩn đoán bệnh này cần phải phải lưu ý:

  • Khám tầm soát ung tuyến tiền liệt hàng năm ở nam giới trên 50 tuổi. Nếu gia đình có cha, anh ruột bị ung thư tuyến tiền liệt thì nên khám tuyến tiền liệt thường niên từ tuổi 40.
  • Thăm khám hậu môn trực tràng: với các bác sĩ có kinh nghiệm có thể phát hiện các dấu hiệu nghi ngờ của ung thư tuyến tiền liệt.

Các phương pháp chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt

Siêu âm

Có hai kĩ thuật siêu âm tiền liệt tuyến: siêu âm qua đường bụng và siêu âm qua đường trực tràng. Với mỗi kĩ thuật có yêu cầu chuẩn bị đối với bệnh nhân và yêu cầu đối với đầu dò siêu âm khác nhau để chẩn đoán bệnh tuyến tiền liệt ở nam giới.

  • Với kĩ thuật siêu âm qua đường bụng thì yêu cầu bệnh nhân phải nhịn tiểu ở mức độ vừa phải (có cảm giác mót tiểu).
  • Với kĩ thuật siêu âm qua đường trực tràng thì bệnh nhân không cần nhịn tiểu, một số trường hợp có thể yêu cầu bệnh nhân đi tiểu trước khi thăm khám.

Sinh thiết tuyến tiền liệt

  • Bác sỹ chuyên khoa sẽ sinh thiết tuyến tiền liệt bằng cách đưa dụng cụ sinh thiết qua đường hậu môn trực tràng. Vì thế, trước khi sinh thiết, bệnh nhân cần uống thuốc hoặc thụt tháo (do bác sỹ kê đơn) để đi ngoài sạch.
  • Trước khi sinh thiết, bệnh nhân cũng sẽ được làm xét nghiệm để đánh giá tình trạng chảy máu, đông máu.
  • Bệnh nhân được sử dụng kháng sinh dự phòng để phòng tránh nhiễm khuẩn sau sinh thiết.

Xét nghiệm PSA chuẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt

  • Nồng độ PSA toàn phần trong máu tăng kéo theo gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư tiền liệt tuyến. Giá trị giới hạn của chỉ số PSA toàn phần trong việc chẩn đoán ung thư là ≥ 4 ng/mL, độ nhạy là 21% và độ đặc hiệu 91%.
  • Những người có tốc độ gia tăng PSA toàn phần > 0.75 ng/mL/năm được xác định có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt, ngoài ra trong trường hợp tốc độ tăng PSA < 0.75 ng/mL/năm được chẩn đoán có nguy cơ mắc các bệnh lý về tuyến tiền liệt nhưng lành tính.
  • Tuy nhiên, chỉ số PSA toàn phần trong máu tăng không có nghĩa là mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt, mà có thể là dấu hiệu nhận biết một số bệnh khác như viêm tuyến tiền liệt, phì đại tuyến tiền liệt lành tính. Vì vậy, để chẩn đoán chính xác bệnh ung thư tiền liệt tuyến, cần phải xem xét thêm chỉ số PSA tự do trong máu.
  • Trường hợp chỉ số PSA toàn phần tăng từ 4.1-10 ng/mL, kết hợp với việc xác định tỷ lệ PSA tự do/PSA toàn bộ trong máu ≤ 0.155, với độ nhạy 85% và độ đặc hiệu 56.5% giúp chẩn đoán bệnh nhân mắc bệnh ung thư tiền liệt tuyến.

CT scanner

  • Chụp cắt lớp vinh tính ( chụp CT) là một phương pháp chụp hình X quang. Máy CT chụp cắt lớp vùng tiểu khung có giá trị xác định di căn hạch vùng chậu, mức độ xâm lấn của khối u. Sau đó sử dụng thông tin để ráp lại thành hình ảnh không gian 2 hoặc 3 chiều.

Siêu âm nội trực tràng

  • Đây là phương pháp sử dụng một ống nội soi cứng (hoặc mềm) có đường kính bé đưa vào hậu môn để thăm khám trực tiếp phần ruột già, trực tràng và đại tràng Sigma. Nhờ các hình ảnh trên máy soi, bác sĩ có thể đánh giá được khối u, sự lây lan vào các mạch máu lân cận.

Xạ hình xương

  • Giúp đánh giá tình trạng di căn tế bào ung thư trong xương chính xác hơn các phương pháp thông thường.
  • Có nhiều hình thức chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt khác nhau, tuy nhiên người bệnh nên xét nghiệm một cách kĩ càng để xác định được căn bệnh. Vì rất dễ bị nhầm sang triệu chứng của các bệnh khác. Ngoài ra, người bệnh nên chọn các cơ sở y tế uy tín để có thể chẩn đoán được một cách chính xác nhất.

Chụp cộng hưởng từ (MRI)

  • Chụp cộng hưởng từ là kỹ thuật chụp hình cắt lớp sử dụng từ trường và sóng radio. Đây là phương pháp giúp bệnh nhân không bị ảnh hưởng bởi tia xạ cũng như ảnh hưởng về mặt sinh học. MRI có tính chính xác cao, giúp đánh giá mức độ xâm lấn của khối u vào các tổ chức xung quanh và hạch vùng.

Các giai đoạn của ung thư tuyến tiền liệt

Ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn đầu (giai đoạn I)

  • Ung thư được phát hiện chỉ ở tuyến tiền liệt, thường là trong một thủ tục y tế. Nó không thể được cảm nhận trong DRE hoặc nhìn thấy trên xét nghiệm hình ảnh. Một bệnh ung thư giai đoạn I thường được tạo thành từ các tế bào trông giống như các tế bào khỏe mạnh và có khả năng tăng trưởng chậm chạp.
  • Mô ung thư trông giống như mô tuyến tiền liệt bình thường. Không phát hiện khối u qua thăm trực tràng. Thường phát hiện thấy khi phẫu thuật một tuyến tiền liệt phì đại.
  • Những bệnh nhân trẻ và sức khỏe tốt có thể xem xét các phương pháp điều trị sau: Theo dõi khối u; Phẫu thuật để loại bỏ tuyến tiền liệt tận gốc; Xạ trị (xạ trị bên ngoài hoặc xạ trị áp sát).

Ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn II

  • Giai đoạn IIA và IIB: Giai đoạn này khối u quá nhỏ để có thể cảm thấy hoặc nhìn thấy trên xét nghiệm hình ảnh. Hoặc, khối u lớn hơn một chút, có thể được cảm nhận trong một DRE. Ung thư đã không lan ra ngoài tuyến tiền liệt, nhưng các tế bào thường bất thường hơn và có thể có xu hướng phát triển nhanh hơn.
  • Nó không lây lan đến các hạch bạch huyết hoặc các cơ quan xa. Khối u lớn hơn giai đoạn I và có thể khám thấy qua thăm trực tràng. U chưa lan ra ngoài tuyến tiền liệt. Thường phát hiện qua sinh thiết khi bạn tăng PSA.
  • Lựa chọn điều trị bao gồm: Loại bỏ tuyến tiền liệt triệt để bằng cách cắt bỏ các hạch bạch huyết vùng chậu và đôi khi sử dụng liệu pháp hoóc môn; Bức xạ bên ngoài; Xạ trị áp sát và bức xạ bên ngoài kết hợp; Bức xạ cũng có thể kết hợp với 3-6 tháng điều trị hoóc môn.

Giai đoạn III

  • Ung thư xâm lấn các mô xung quanh. Ung thư đã lan rộng ra ngoài các lớp ngoài của tuyến tiền liệt vào các mô lân cận. Nó cũng có thể lây lan sang các túi tinh.
  • Lựa chọn điều trị trong giai đoạn này bao gồm: Bức xạ bên ngoài kết hợp với liệu pháp hoóc môn; Tiếp tục theo dõi khối u mà không điều trị ngay; Có thể cắt bỏ hạch bạch huyết ở vùng chậu, hoặc dùng liệu pháp hoóc môn

Giai đoạn IV

  • Ung thư đã lan đến hạch bạch huyết hoặc các bộ phận khác như bàng quang, trực tràng, hoặc cơ quan xa như xương, gan, phổi. Phương pháp điều trị cho giai đoạn này là điều trị giảm nhẹ, nhằm kéo dài tuổi thọ và giảm các triệu chứng do bệnh gây ra.

Phương pháp điều trị ung thư tuyến tiền liệt

Phẫu thuật nội soi cắt tuyến tiền liệt

  • Bệnh nhân được cắt bỏ toàn bộ tuyến tiền liệt, hai túi tinh và có thể nạo hạch vùng chậu hai bên.
  • Phương pháp này áp dụng nhằm điều trị triệt để ung thư khi ung thư khu trú trong tuyến tiền liệt là chủ yếu.

Xạ trị

  • Chiếu tia phóng xạ để diệt các tế bào ung thư. Có thể chiếu xạ từ ngoài vào gọi là xạ trị ngoài,hoặc cấy các hạt phóng xạ vào trong lòng tuyến tiền liệt gọi là xạ trị trong.

Hóa trị

  • Không bao giờ là phương pháp điều trị tận gốc đối với ung thư tuyến tiền liệt. Hóa trị chủ yếu là điều trị khi ung thư không còn nhạy với điều trị nội tiết mà trong y khoa gọi là giai đoạn kháng cắt tinh hoàn.
  • Hiện nay đối với ung thư có độ ác tính cao các nghiên cứu cho phép điều trị nội tiết phối hợp với hóa trị sớm cho kết quả tốt hơn.

Liệu pháp áp lạnh

  • Liệu pháp đông lạnh là làm đông cứng các tế bào ung thư trong tiền liệt tuyến và tiêu diệt chúng. Liệu pháp này không được sử dụng rộng rãi bởi vì hiệu quả lâu dài ra sao thì chưa được hiểu rõ.
  • Tuy nhiên đây là liệu pháp ít xâm lấn hơn so với phẫu thuật và thời gian hồi phục mau hơn. Bởi vì sự đông lạnh làm tổn thương dây thần kinh. Nên hơn 80% đàn ông bị rối loạn cường dương sau điều trị đông lạnh. Người bệnh có cảm giác đau và nóng tạm thời ở bàng quang và ruột.

Liệu pháp miễn dịch sinh học

  • Còn được gọi là liệu pháp tế bào miễn dịch tự thân, người ta phân lập các tế bào đơn nhân DC,CIK là các tế bào có khả năng kháng tế bào ung thư từ hệ tuần hoàn ngoại vi của chính người bệnh. Sau đó đưa đi hoạt hóa và nuôi cấy trong phòng thí nghiệm đặc biệt, sau đó truyền trở lại cơ thể người bệnh.
  • Biện pháp này giúp cơ thể người bệnh tiêu diệt tế bào ung thư một cách có hệ thống, tránh tái phát và di căn. Phương pháp này cũng khắc phục được những nhược điểm như không triệt để, dễ di căn, nhiều tác dụng phụ của 3 phương pháp truyền thống như phẫu thuật, hóa trị, xạ trị.

Phòng ngừa ung thư tuyến tiền liệt

Để phòng ngừa ung thư tiền liệt tuyến hiệu quả, bạn nên chú ý:

  • Ăn nhiều rau xanh
  • Hạn chế thịt đỏ, thịt chế biến sẵn
  • Uống trà xanh
  • Tập thể dục thường xuyên
  • Tránh các hóa chất và độc tố có thể gây ung thư
  • Bỏ thuốc lá
  • Thường xuyên khám sức khỏe định kỳ
  • Cần hiểu rõ về tiểu sử gia đình.
  • Có chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh tạo ra căng thẳng và stress. Chế độ ăn hạn chế mỡ động vật, hạn chế uống nhiều rượu bia và hút thuốc lá.

Những câu hỏi thường gặp liên quan đến ung thư tuyến tiền liệt

Tuyến tiền liệt là gì?

  • Tuyến tiền liệt là một tuyến nhỏ ở nam giới, nó là một phần của hệ thống sinh sản nam. Nó tham gia vào quá trình sản xuất tinh dịch, giúp tinh dịch đi từ tinh hoàn ra ngoài trong quá trình xuất tinh.

Ung thư tuyến tiền liệt nên ăn uống gì?

  • Tránh các chất béo bão hòa
  • Cá hồi, các loại cá nước lạnh
  • Trà xanh
  • Cà chua
  • Súp lơ xanh
  • Trái cây và rau xanh khác
  • Thức ăn từ đậu và đậu nành
  • Tỏi
  • Vỏ táo, nho đỏ, nghệ
  • Nấm và ớt

Ung thư tuyến tiền liệt có lây không?

Ung thư tuyến tiền liệt không hề có biểu hiện của việc lây nhiễm từ người bị bệnh sang người bình thường thông qua việc tiếp xúc cơ thể với nhau hay sống chung và sinh hoạt chung.

Sinh thiết tuyến tiền liệt là gì?

Sinh thiết là thủ thuật lấy một số mảnh tổ chức mô tuyến tiền liệt đem phân tích tế bào học bằng kính hiển vi nhằm xác định tổ chức đó là lành tính hay ung thư ác tính.

Chi phí điều trị ung thư tuyến tiền liệt là bao nhiêu?

Để biết được chính xác chi phí điều trị ung thư tuyến tiền liệt là bao nhiêu thì nam giới nên đến gặp trực tiếp chuyên gia để thăm khám. Qua quá trình thăm khám này, chuyên gia mới có thể giúp bạn chẩn đoán về liệu  trình điều trị, mức độ bệnh cũng như nguyên nhân gây bệnh là gì. Với mỗi một trường hợp bệnh cụ thể sẽ được dự đoán các mức phí khác nhau. Bởi, chi phí điều trị ung thư tuyến tiền liệt còn phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố như:

  • Sức khỏe của người bệnh
  • Mức độ bệnh
  • Phương pháp chữa bệnh
  • Cơ sở y khoa thực hiện mổ phì đại

Ung thư tuyến tiền liệt có chết không?

  • Ung thư tuyến tiền liệt có thể gây tử vong. Nhưng nếu phát hiện sớm và điều trị tích cực thì tiên lượng sống cho bệnh nhân được cải thiện đáng kể.

Ung thư tuyến tiền liệt sống được bao lâu?

Hầu hết những người đàn ông có độ tuổi từ 70 trở lên đều có khả năng bị ung thư tuyến tiền liệt. Hơn 5 năm, trong số họ thường sẽ sống sót hoặc chết vì những nguyên nhân khác. Chính vì thế chúng ta có thể thấy, tỷ lệ sống sót cũng như thời gian sống của những bệnh nhân bị ung thư tuyến tiền liệt thực sự khá tốt.

Theo Hiệp hội Ung thư lâm sàng Hoa Kỳ, thời gian sống sót ở bệnh nhân bị ung thư tuyến tiền liệt là nam tại giai đoạn đầu (giai đoạn địa phương hoặc khu vực):

  • Tỉ lệ sống 15 năm ở khoảng 96%
  • Tỉ lệ sống 10 năm ở khoảng 98%.

Ung thư tuyến tiền liệt cập nhật ngày 17/02/2020:

https://canets.com/ung-thu-tuyen-tien-liet

Ung thư tuyến tiền liệt cập nhật ngày 17/02/2020:

https://vi.wikipedia.org/wiki/Ung_thư_tuyến_tiền_liệt

Ung thư tuyến tiền liệt cập nhật ngày 17/02/2020:

https://www.cancer.net/cancer-types/prostate-cancer/symptoms-and-signs

Ung thư tuyến tiền liệt cập nhật ngày 17/02/2020:

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/prostate-cancer/symptoms-causes/syc-20353087

BS Võ Lan Phương

Bác sĩ  Võ Lan Phương tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh năm 2013. Dược sĩ từng có thời gian công tác tại Bệnh viện đại Học Y dược Tp. HCM  trước khi là dược sĩ, tư vấn sức khỏe tại Healthy ung thư.

Sở trưởng chuyên môn:

  • Chuẩn đoán điều trị cho bệnh nhân ung bướu
  • Nắm vững chuyên môn ngành dược.
  • Tư vấn dinh dưỡng, sức khỏe.
  • Có kinh nghiệm trên 6 năm chẩn đoán và kê đơn.
  • Kỹ năm nắm bắt và cập nhật các thông tin mới liên quan đến hoạt chất, tá dược, máy móc ngành dược ở Việt Nam và thế giới.
  • Kỹ năng thực hiện nghiên cứu sản phẩm thuốc
  • Tinh thần làm việc có trách nhiệm, cẩn thận, tỉ mỉ và chính xác.
  • Đọc và hiểu thông thạo tiếng anh ngành dược.
  • Kinh nghiệm kê đơn điều trị với các loại thuốc đặc trị, điều trị ung thư

Quá trình công tác:

  • 2013-1015: Bác sĩ tại Bệnh viện đại học y dược.
  • 2015 – Đến nay: Bác sĩ, chuyên viên tư vấn sức khỏe, tư vấn thông tin về các loại thuốc đặc trị , điều trị ung bướu tại Healthy ung thư.

Bác sĩ Võ Lan Phương  luôn nhiệt tình, niềm nở hết mình vì bệnh nhân sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc về sức khỏe, các dòng thuốc thông dụng, thuốc kê đơn, thuốc đặc trị.

Related Posts

LIÊN HỆ CHÚNG TÔI

Thank you! Your submission has been received!

Oops! Something went wrong while submitting the form